Sở Công Thương tăng cường tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Phạm Thành Kiên cho biết: Trong năm 2018, ngành Công Thương TP có giá trị gia tăng tạo ra ước đạt 488.505 tỷ đồng, chiếm 36,69% GRDP của TP; trong đó công nghiệp chiếm 18,63%, thương mại bán buôn, bán lẻ chiếm 18,06%. Đồng thời, trong kết quả tăng trưởng kinh tế TP 8,3% năm 2018, ngành Công Thương cũng đóng góp khoảng 2,74%.
Đồng chí Lê Văn Thinh, Bí thư Đảng ủy Sở, Giám đốc Sở phát biểu tại hội nghị.
So với chỉ tiêu được giao, ngành Công Thương đã hoàn thành các chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,15%, bốn ngành công nghiệp trọng yếu tăng 9,25%, gấp 1,16 lần mức tăng trưởng toàn ngành công nghiệp. Để góp phần hoàn thành vượt mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2019 của TP từ 8,3 - 8,5%, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Phạm Thành Kiên cho biết: ngành Công Thương phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra như: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,1 - 8,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tăng 12%; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô tăng 11% so với năm 2018; chuẩn bị tốt nguồn hàng, tổ chức cung ứng hợp lý, kịp thời, góp phần kiểm soát chỉ tiêu giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng giá cả nước.
Ông Phạm Thành Kiên cho biết để hoàn thành các chỉ tiêu TP giao, năm 2019, ngành Công Thương TP tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung tăng cường tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp về vốn và phát triển thị trường.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hoá giữa TP và các tỉnh trong đó chú trọng đầu ra, tạo thị trường trong nước đối với các sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp TP.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm đề nghị Sở Công Thương TP tiếp tục tổ chức hoạt động kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); đổi mới mô hình hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh; phối hợp thực hiện hiệu quả về chỉ số tiếp cận điện năng.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương cần đột phá cải cách hành chính, mở rộng việc đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; tăng lượng thủ tục hành chính lên cấp độ 4 (hiện Sở có 55/107 thủ tục hành chính cấp độ 4); tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp về bình ổn và phát triển thị trường; phối hợp lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hàng gian, hàng giả; nâng cao phẩm chất, đạo đức đội ngũ cán bộ khi thực thi công vụ, tu dưỡng đạo đức để không xảy ra tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu doanh nghiệp.
Nguồn: Hochiminhcity.gov.vn
Bài viết khác
- TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỂ BẢO VỆ DOANH NGHIỆP NỘI
- CÔNG VĂN 94-2024_TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG_ VỀ XỬ LÝ HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KH&CN
- Các dự án giao thông cửa ngõ TPHCM đang được triển khai ra sao?
- CÔNG VĂN 721-2024_TỔNG CỤC HẢI QUAN_VỀ THÀNH LẬP TRUNG TÂM OUTLET VÀ PHÍ THUẾ QUAN
- CÔNG VĂN 706-2024_TỔNG CỤC HẢI QUAN_VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ SXXK
- CÔNG VĂN 1964-2024_CỤC THUẾ XNK_VỀ KHAI MÃ MIỄN THUẾ
- VCCI đề xuất thuế dịch vụ xuất khẩu ở mức 0%
- TP.HCM muốn đẩy nhanh dự án "siêu cảng" Cần Giờ trong 2025