Doanh nghiệp đồng hành với tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan

Doanh nghiệp đồng hành với tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan

Doanh nghiệp đồng hành với tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan

kyanhlogistics

kyanhlogistics
kyanhlogistics

Doanh nghiệp đồng hành với tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan

(HQ Online) - Với cộng đồng doanh nghiệp, cảm nhận rõ nét về hiệu quả trong công cuộc chuyển đổi số của ngành Hải quan là mang lại những lợi ích thiết thực thông qua việc thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện, giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Những dấu ấn cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần vào mốc XNK 700 tỷ USD
Tổng cục Hải quan với những dấu ấn nổi bật về cải cách thủ tục, hiện đại hóa
Ngành Hải quan đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp
Tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan
Cục Hải quan Quảng Ninh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp năm 2022 (ngày 28/9/2022). 	Ảnh: N.Hòa
Cục Hải quan Quảng Ninh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp năm 2022 (ngày 28/9/2022). Ảnh: N.Hòa

Thực hiện thủ tục mọi lúc, mọi nơi

Các nội dung cơ bản của Hải quan số

1. Số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ hải quan, hồ sơ chứng từ hải quan

2. Triển khai hệ thống CNTT và hạ tầng công nghệ thông tin trên một nền tảng thống nhất

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu mở và được chia sẻ trong toàn bộ hệ thống và giữa các bên có liên quan trong sử dụng hệ thống

4. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong hoạt động quản lý hải quan

5. Đầu tư, trang bị các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là trang thiết bị điện tử thông minh.

6. Tái thiết kế cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động

7. Phương thức làm việc dựa trên thông tin điện tử và dữ liệu điện tử

Công tác xây dựng Hải quan số và chuyển đổi số ngành Hải quan từ nay đến năm 2025 diễn ra một cách tổng thể bao gồm cả 3 lĩnh vực:

- Lĩnh vực nghiệp vụ hải quan

- Lĩnh vực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Lĩnh vực quản lý nội ngành.

(Trích phát biểu tham luận của Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan Lê Đức Thành tại Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng cục Hải quan,ngày 22/12/2022).

 

Một ngày cuối năm 2022, chúng tôi có mặt tại Tổng công ty May 10 (quận Long Biên, Hà Nội)- doanh nghiệp hàng đầu và có bề dày truyền thống của ngành may mặc nước nhà. Ập vào mắt chúng tôi là không khí nhộn nhịp ở các dây chuyền sản xuất.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc chia sẻ, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, năm 2022, Tổng công ty đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là quy mô kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng khá, đạt khoảng 350 triệu USD, trong đó xuất khẩu khoảng 250 triệu USD.

“Để có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, không thể không nhắc đến hiệu quả trong các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, trong đó có hoạt động chuyển đổi số giúp hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty ngày càng thuận tiện, tạo được uy tín với đối tác nước ngoài”, ông Thân Đức Việt nói.

Có nhiều năm làm việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, câu chuyện cơ quan Hải quan chuyển đổi số được vị Tổng giám đốc doanh nghiệp dệt may hàng đầu này cảm nhận hết sức cụ thể, rõ ràng. Đó là, việc thực hiện thủ tục hải quan ngày càng thuận tiện. Đặc biệt với hệ thống VNACCS/VCIS, doanh nghiệp có thể khai báo hải quan mọi lúc, mọi nơi, miễn là có máy vi tính kết nối internet. “Đây là bước tiến rất quan trọng giúp doanh nghiệp giảm được thời gian, chi phí trong thực hiện thủ tục hải quan, đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, không bị đứt gãy. Điều này đặc biệt phát huy hiệu quả trong hơn 2 năm đại dịch Covid-19, việc đi lại khó khăn do phải thực hiện giãn cách xã hội”, Tổng giám đốc May 10 nhận xét.

Có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bà Phạm Hương Giang- Trưởng phòng Logistics (Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Thái Tân) cũng bày tỏ ấn tượng với kết quả cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan. “Chúng tôi là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu sản xuất bia và nước giải khát với quy mô lên đến khoảng 1.000 tờ khai xuất nhập khẩu/năm. Để việc sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả có vai trò lớn từ tiến trình hiện đại hóa của ngành Hải quan. Điển hình là việc thực hiện nộp thuế qua ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử 24/7”, bà Phạm Hương Giang nói.

Vì lợi ích cộng đồng doanh nghiệp

Chia sẻ với phóng viên, Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành cho biết, việc cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của ngành Hải quan từ nhiều năm qua.

Đến nay, cơ chế chính sách để tạo nền tảng cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh Hải quan ngày càng được hoàn thiện theo hướng ưu tiên, tạo thuận lợi cho thực hiện thủ tục điện tử.

“Hiện nay, khối lượng công việc của ngành Hải quan rất lớn, tăng trưởng nhanh qua từng năm như: tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu từ 10% đến 15%/năm, năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt hơn 700 tỷ USD. Mỗi năm ngành Hải quan thực hiện hơn 15 triệu giao dịch của hơn 90.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu; số thu ngân sách bình quân tăng trên 10%/năm… nhưng nhờ ứng dụng CNTT nên việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng. Thông qua các hội nghị đối thoại doanh nghiệp mà chúng tôi tham dự, ghi nhận doanh nghiệp chủ yếu kiến nghị về cải thiện về chính sách, về quy định để hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thuận lợi”, Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan nói.

Ngoài thủ tục hải quan điện tử, một ứng dụng CNTT khác mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp là nộp thuế điện tử 24/7. Từ năm 2014 đến nay, cơ quan Hải quan thực hiện nhiều giải pháp giúp việc thu nộp ngân sách được thuận lợi. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã kết nối hệ thống với 46 ngân hàng thương mại (tính đến 12/12/2022), qua đó cho phép doanh nghiệp được nộp thuế qua nhiều phương thức điện tử và thực hiện 24/7.

Để tiếp tục thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện trong công tác hải quan và đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số do Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra, ngày 4/5/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn ký Quyết định số 707/QĐ-TCHQ phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Về những mục tiêu liên quan đến Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ông Lê Đức Thành cho biết, Kế hoạch tập trung vào các mục tiêu trọng tâm như: đến năm 2025 từ 95% hồ sơ hải quan trở lên được số hóa. Bởi, hiện nay dù 95% giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan Hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử, nhưng một số giấy phép của các bộ, ngành hay C/O… vẫn được doanh nghiệp scan để gửi đến cơ quan Hải quan, chưa đáp ứng yêu cầu số hóa. Mục tiêu quan trọng thứ hai là tái thiết kế quy trình nghiệp vụ để thực hiện quy trình thủ tục hải quan số. Mục tiêu quan trọng thứ ba là 80% công tác kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên môi trường số.

Để chuyển đổi số thành công, ngoài nỗ lực của ngành Hải quan, ông Lê Đức Thành bày tỏ rất cần sự phối hợp, ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp, từ hệ thống ngân hàng thương mại và các bộ, ngành liên quan để vừa tạo thuận lợi thương mại, vừa giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung.

Thái Bình

icon
icon